Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Nga: Hiện đại hóa quân sự chỉ còn là... giấc mơ?
Tham vọng hiện đại hóa và mở rộng năng lực quân sự của Nga trong vòng một thập niên đang bị lung lay dưới tác động của nền kinh tế toàn cầu đặc biệt sau khi phương Tây áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt

 



Tình hình nền kinh tế yếu kém đang ảnh hưởng tới tham vọng hiện đại hóa quân sự của Nga. 

 

Theo National Interest, tăng trưởng kinh tế giảm tốc cùng giá bán dầu mỏ giảm đã làm thất thu nguồn thu ngân sách liên bang Nga. Nguyên nhân một phần là do ngày càng mỏ trữ tài nguyên từng được nhận định không thể tiếp cận nhưng nay nhờ công nghệ tiên tiến đã được khai thác, khiến nguồn cung trở nên dồi dào, đã tác động không nhỏ tới giá bán và doanh thu từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của nước này. 

 

Song, một trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng tới khoản ngân sách quốc gia của Nga chính là việc Moscow đã đổ một khoản tiền lớn vào Crimea sau quyết định sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ quốc gia. Thậm chí, khả năng Nga còn hỗ trợ tài chính cho lực lượng ly khai miền đông Ukraine chiến đấu chống lại quân đội chính phủ Kiev. 

 

Các lệnh trừng phạt ngày một khắc nghiệt của phương Tây cũng ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế Nga. Theo đó, lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến kế hoạch tăng trưởng kinh tế năm 2014 của Nga giảmc mất 1% , đưa nền kinh tế quốc gia vào vòng suy thoái. 

 

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov từng thẳng thắn cho rằng đối với công cuộc tái thiết quốc phòng, chính phủ Nga cần "cân nhắc các nguồn lực liên quan tới chương trình và đưa chúng gần hơn với thực tế". 

 

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, người chịu trách nhiệm giám sát ngành công nghiệp quân sự Nga, khẳng định chương trình tái thiết quốc phòng vẫn sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch. 

 

Điều quan trọng, chương trình quốc phòng quốc gia Nga hiện đang nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống Vladimir Putin, do đó, Bộ Tài chính sẽ không thể làm gì để gây ảnh hưởng tới những quyết định của nhà lãnh đạo hàng đầu đất nước. Tuy nhiên, tuyên bố của Bộ trưởng Siluanov cho thấy các cuộc thảo luận của giới chức và quân đội Nga vẫn có thể đưa ra những sự lựa chọn khác. 

 


Quyết định sáp nhập Crimea của Nga khiến phương Tây áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt kinh tế với Moscow. 

 

Về lý thuyết, Kremlin có thể cắt giảm nguồn kinh phí đầu tư cho các dự án khác để tập trung vào lĩnh vực quốc phòng, nhằm duy trì tình trạng an ninh tại khu vực bất ổn Bắc Caucasus và thực hiện những kế hoạch phát triển đầy tham vọng tại Viễn Đông. 

 

Chắc chắn, Nga sẽ có một cuộc tranh luận về tiến độ nhanh hay chậm mở rộng tư nhân hóa và đưa doanh nghiệp vào sản xuất các loại vũ khí quốc gia. Song, động thái này có thể dẫn tới những hậu quả khó tiên lượng như Kremlin sẽ mất quyền kiểm soát và bảo trợ đối với những ngành công nghiệp chủ chốt, và Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ đây. 

 

Ngoài ra, doanh thu của nền kinh tế Nga hiện đang phụ thuộc lớn vào giá cả dầu mỏ. Do đó, Nga cần đảm bảo rằng những nhà sản xuất có khả năng làm thay đổi xu hướng như Ả Rập xê-út, vẫn sẽ giữ mức giá bán 89 USD/thùng. Còn theo giới chuyên gia, Nga vừa phải duy trì mức chi tiêu liên bang hiện thời vừa phải giữ mức bán dầu mỏ ở mức 80 USD/thùng. 

 

Mức thu nhập trong nước ngày càng giảm cũng sẽ đặt thêm áp lực cho chương trình tiết kiệm chi tiêu và hiệu quả trong chương trình củng cố năng lực quốc phòng. Trước cáo buộc can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại Ukraine, hàng loạt lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt với Moscow đã khiến nền kinh tế Nga chịu tổn thất không nhỏ. 

 

Ngay cả những công nghệ hiện thời cùng với nền tảng quốc phòng mà Nga từng hy vọng có thể mua được ngoài thị trường, giờ lại không có sẵn. Giải pháp thay thế tự mình sản xuất sẽ khiến Nga vừa mất tiền vừa mất thời gian. 

 

Thậm chí, ngành công nghiệp quốc phòng Nga còn đang đối mặt với áp lực ngày càng lớn trong công cuộc tìm kiếm các khách hàng nước ngoài, sẵn lòng đài thọ chi phí nghiên cứu, phát triển và sản xuất. 

 


Ấn Độ vẫn là một trong những quốc gia nhập khẩu vũ khí của Nga nhiều nhất trên thế giới. 

 

Hiện nay, Ấn Độ vẫn giữ vị thế là khách hàng hàng đầu đối với ngành xuất khẩu vũ khí Nga song Mỹ lại đang góp phần vào cắt bớt thị phần của Moscow. Một số quốc gia đang nổi như Brazil cũng đang được Nga tích cực chào hàng nhưng Moscow cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phương Tây. Những quốc gia khác như Việt Nam và Venezuela vẫn là những khách hàng tiềm năng nhưng không đủ tiền để mua những khí tài hiện đại. 

 

Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu các công ty quốc phòng của Nga có thể đảm bảo lịch trình như Phó Thủ tướng Rogozin đã đề ra bất chấp ngân sách eo hẹp hay nói cách khác là tìm cách cắt giảm chi phí thiết bị cung cấp cho các lực lượng vũ trang Nga. 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Lần trở lại của ông Nicolas Sarkozy (11-10-2014)
    Nga-Mỹ-Trung Quốc: Nhà cung cấp vũ khí chính cho…IS (10-10-2014)
    Hàn Quốc bắn chết thuyền trưởng tàu Trung Quốc (10-10-2014)
    Có Mỹ bảo trợ, Nhật 'mài kiếm' phòng Trung Quốc (10-10-2014)
    Bài học Trung Quốc: Bắc Kinh run sợ (10-10-2014)
    Phục hưng nước Nga: Thực tế chứng minh ngược (10-10-2014)
    Ukraine sắp rơi vào chiến tranh toàn diện? (09-10-2014)
    Rạn nứt với Mỹ, Israel "đi đêm" với Trung Quốc (09-10-2014)
    Bài học Trung Quốc: Mây đen bao phủ biên giới (09-10-2014)
    EU “vỡ trận” tan tác trước Nga (09-10-2014)
    Làm sao ISIS có thể kiếm một triệu USD mỗi ngày? (08-10-2014)
    Ba Lan lớn tiếng cảnh báo trừng phạt Nga (08-10-2014)
    Vì sao NATO muốn làm lành với Nga? (08-10-2014)
    Bài học Trung Quốc: Thời kỳ trăng mật (07-10-2014)
    Sau Ukraine, Mỹ quyết “nhúng tay” vào Trung Quốc? (07-10-2014)
    Tokyo và nỗ lực tăng ngân sách quân sự (07-10-2014)
    “Ông Putin tung lá bài Trung Quốc chỉ để hù dọa Mỹ và Phương Tây” (07-10-2014)
    Vì sao miền đông Ukraine “dứt tình” với Kiev? (06-10-2014)
    NATO tung quân hùng tướng mạnh 'bảo vệ' Đông Âu? (06-10-2014)
    Đoạn kết buồn của Tổng thống Indonesia (06-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153121929.